Vì sao rau củ bị đắng ?

Vào trời mùa hè thỉnh thoảng ăn quả dưa chuột hay mướp hương lại có hiện tượng đắng trong khi các loại quả này vốn dĩ không có vị đắng.

Vào mùa hè khi trời nhiều ngày nắng gắt có những bụi cây chỉ còn xác xơ, sống để thở chứ không phải để ra quả.

Và trong số chúng ta chắc ai đó cũng đã từng ăn quả dưa leo bị đắng, bí đắng, bầu sao đắng hay mướp đắng,...

Thật ra để giải thích cho trường hợp củ quả bị đắng người tiêu dùng thường hay nghĩ đến chuyện nhà sản xuất canh tác hóa chất làm cây bị thoái hóa hay do kỹ thuật không ổn mà làm ảnh hưởng đến cây trái không tạo được độ ngọt tự nhiên.

Cũng là lẽ phải bởi bản thân người tiêu dùng có quyền nghi ngờ và đặt ra câu hỏi.

Sự tác động của môi trường ảnh hưởng đến 80% sự phát triển của cây cối. Cây cần đất tốt, nước cần nước sạch, không khí cần không khí trong lành và ánh sáng cần ánh sáng vừa đủ không quá nắng cũng không quá lạnh.

Những năm trở lại đây thời tiết càng ngày càng khắc nhiệt khiến cây cối bị stress. Cây cối mà cũng biết stress sao ?

Dạ thưa đúng vậy . Con người chúng ta khi ở trong môi trường không phù hợp, khó thích nghi cũng sẽ có những phản ứng thái quá và cây khi đặt nó trong trạng thái thời tiết không ổn định nắng quá, mưa quá,hanh khô quá cây sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như bị đắng, bí xốp,...và chúng cũng tự sản sinh ra 1 loại chất hóa học là cucurbitacin. Cucurbitacin được chia thành 2 loại là cucurbitacin A và  cucurbitacin B. Chất này khi ăn sẽ gây ra vị đắng chát, rất khó ăn, ngoài ra loại chất này cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ.


NHỮNG LOẠI QUẢ SAU ĐÂY KHÔNG NÊN ĂN KHI BỊ ĐẮNG:

3. Bí hồ lô bị đắng


Bé 4 tuổi ngộ độc sau khi ăn bầu xào bị đắng, 3 loại rau bị đắng cần vứt bỏ - 3


Đây là một loại rau mà mọi người thường ăn vào mùa hè. Quả bầu đắng nhìn bề ngoài không khác gì những quả bầu bình thường nhưng nó có chứa độc tố thực vật. Ngay cả sau khi được chế biến ở nhiệt độ cao, độc tố trong quả bầu cũng khó có thể bị loại bỏ.

Khi ăn phải với một lượng nhất định, chúng ta sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm, cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, bị choáng, thậm chí tử vong. Vậy nên, những quả bầu bị đắng tuyệt đối không được ăn.

2. Mướp hương bị đắng 

Quả mướp thông thường không có vị đắng. Nếu trái mướp bị đắng chứa chất có độc tính như asen. Chất độc này rất khó tan ngay cả khi ở nhiệt độ cao. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nếu ăn mướp thấy có vị đắng thì cần bỏ đi ngay lập tức, đừng tiếc để khỏi bị trúng độc.


Bé 4 tuổi ngộ độc sau khi ăn bầu xào bị đắng, 3 loại rau bị đắng cần vứt bỏ - 4


3. Quả bầu dài

Quả bầu dài đắng cũng sẽ ẩn chứa độc tố giống như quả bầu nậm. Quả bầu dài ngọt với quả bầu dài bị đắng nhìn bề ngoài cũng khó có thể phân biệt. Trước khi nấu, chúng ta nên gọt một miếng nhỏ rồi chấm thử vào đầu lưỡi để cảm nhận vị. Nếu nó có vị đắng, tuyệt đối không nên sử dụng tiếp.

Ngoài 3 loại quả trên, họ bầu bí còn có các loại như bí ngô, bí đao, quả dưa chuột, dưa hấu… nếu như chúng trong quá trình sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu như bị giẫm đạp, chèn ép hay nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Từ đó dẫn đến biến chất, sản sinh ra một lượng lớn độc tố.

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng là một loại quả thuộc họ bầu, nhưng mướp đắng là một ngoại lệ. Vị đắng trong mướp đắng chủ yếu đến từ các chất như glycoside, không chỉ không độc hại mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.


Tất cả những vấn đề trên chịu sự tác động lớn do môi trường và chính chúng ta cũng nên có những nhận thức đúng để bảo vệ môi trường và giúp nguồn thực phẩm được phát triển phong phú và dồi dào, và thu thêm nhiều trái ngọt nữa.

Hãy bảo vệ môi trường mà bạn sống và lan tỏa điều đó rộng hơn nữa nhé.
                                                                                                                                                        ---vianxanh---