7 cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo quy định bộ y tế
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần dựa trên nhu cầu của bệnh nhân theo 3 giai đoạn của bệnh. Chế độ ăn lỏng: phù hợp với người bệnh giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, bị sốt cao. Bạn có thể sử dụng gạo lứt ngũ tạng của Vianxanh để nấu cháo kết hợp thêm cùng táo đỏ và kỷ tử cho người ốm Chế độ ăn nhẹ: phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết khi cơn sốt giảm và khi người bệnh dần hồi phục. Ăn thêm các loại trái cây nhẹ giảm sốt như táo, cam , lê ,... Chế độ ăn uống bình thường: trong thời gian hồi phục. Lựa chọn những chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cân bằng từ rau củ và thịt cá. Bạn cũng có thể dùng thêm cao gừng táo đỏ pha uống hằng ngày để giúp cơ thể dần hồi phục.
Sốt xuất huyết điều trị tại nhà được không?
CÓ THỂ.
Không phải tất cả người bệnh sốt xuất huyết đều phải nhập viện. Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nhập viện hoặc chăm sóc và theo dõi tại nhà. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được theo dõi và điều trị ngoại trú tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt và bù dịch điện giải bằng nước lọc, nước hoa quả hay dung dịch điện giải, nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Người mắc sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Các phương pháp điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng như chườm mát, uống thuốc hạ sốt, bù nước vì cho đến bây giờ sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết thể nặng cần được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, gồm: trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi), phụ nữ có thai, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người béo phì; những nhóm người có nguy cơ chảy máu nặng như người dùng thuốc chống đông máu, người có bệnh lý về máu, kháng kết tập tiểu cầu, viêm loét dạ dày, tá tràng,…
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ
1. Theo dõi thân nhiệt
Trong 3 ngày đầu, người bệnh sốt xuất huyết có phản ứng sốt cao như những loại sốt virus thông thường khác và thường chưa có biến chứng. Nhiệt độ tăng lên đòi hỏi người nhà bệnh nhân phải tìm mọi cách cho cơ thể người bệnh tỏa nhiệt như chườm mát ở vị trí nách, bẹn, lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm giúp nhiệt độ tỏa ra nhanh hơn.
Sốt là phản ứng tốt của cơ thể để chống lại virus. Tuy nhiên, nhiều người bệnh làm mọi cách để nhiệt độ hạ xuống bình thường nên lạm dụng Paracetamol liều cao, dẫn đến ngộ độc gan, đồng thời giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hãy theo dõi sát nhiệt độ của người bệnh, nếu nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao 39-40 độ C, không hạ; ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, bệnh nhân mệt lả, vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn, khó thở, đau bụng, chảy máu cam,… cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để điều trị, ngăn ngừa biến chứng sốt xuất huyết.
2. Nghỉ ngơi, thư giãn
Người bệnh sốt xuất huyết thường sẽ sốt cao, mệt mỏi, đau mỏi người. Do đó, chế độ nghỉ ngơi đầy đủ vô cùng quan trọng để bệnh nhân mau phục hồi sức khỏe, nhanh khỏi bệnh. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Giấc ngủ là cách để cơ thể tự phục hồi và tái tạo năng lượng. Khi ngủ, tuyến yên tiết ra các hormone tăng trưởng, giúp cho cơ thể phát triển và tự phục hồi tổn thương.
3. Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch dịch nhầy, giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng vùng mũi, hỗ trợ quá trình hô hấp, tăng không khí lưu thông qua mũi, hạn chế nguy cơ tổn thương vùng mũi như
phù nề, sưng viêm giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
4. Dùng thuốc hạ sốt
Bệnh nhân sốt xuất huyết được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc có khả năng gây độc trên gan, thận đặc biệt là khi dùng thuốc liều cao (15g một ngày đối với người lớn), hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng kéo dài hơn 1 tuần. Thuốc có nguy cơ gây độc gan cao với người nghiện rượu. Liều dùng thuốc Paracetamol trong điều trị sốt xuất huyết là 15mg/kg thể trọng và 2 liều cách nhau từ 4-6 giờ. Không dùng quá 3 cữ thuốc/ ngày. (1)
5. Bổ sung nước và điện giải
Cáctrường hợp bị sốt xuất huyết thể nhẹ (độ 1 và độ 2) nên được bù dịch bằng đường uống, với nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol. Chỉ truyền dịch trong trường hợp người bệnh nôn nhiều, không thể bù dịch bằng đường miệng. Việc truyền dịch nên thực hiện tại các cơ sở y tế do điều dưỡng thực hiện.
Khi bệnh sốt xuất huyết nặng hơn, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, sốt cao mất nước, tim đập nhanh, huyết áp thấp có thể dẫn đến trụy tim mạch, cần truyền dịch. Dung dịch truyền dịch thường được bác sĩ chỉ định là ringer lactat. (2)
6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần dựa trên nhu cầu của bệnh nhân theo 3 giai đoạn của bệnh.
- Chế độ ăn lỏng: phù hợp với người bệnh giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, bị sốt cao. Bạn có thể sử dụng gạo lứt ngũ tạng của Vianxanh để nấu cháo kết hợp thêm cùng táo đỏ và kỷ tử cho người ốm
- Chế độ ăn nhẹ: phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết khi cơn sốt giảm và khi người bệnh dần hồi phục. Ăn thêm các loại trái cây nhẹ giảm sốt như táo, cam , lê ,...
- Chế độ ăn uống bình thường: trong thời gian hồi phục. Lựa chọn những chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cân bằng từ rau củ và thịt cá.
- Bạn cũng có thể dùng thêm cao gừng táo đỏ pha uống hằng ngày để giúp cơ thể dần hồi phục.
Một trong những yếu tố rủi ro của sốt xuất huyết là làm giảm tiểu cầu của bệnh nhân đến mức có thể gây tử vong. Cơ thể người bệnh cần được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein và các chất béo cần thiết cho sức khỏe tủy xương, để sản xuất tiểu cầu.
Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giúp tăng tiểu cầu. Chế độ ăn giàu calo, giàu đạm, ít béo, giàu khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước lọc, súp rau củ, nước dừa,… để phục hồi nhanh chóng.
Cách trị sốt xuất huyết tại nhà cho bệnh nhân nặng
Với bệnh nhân sốt xuất huyết thể nặng, người thân cần theo dõi sát sao các biểu hiện của người bệnh để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Khi đã áp dụng đầy đủ các cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nhưng bệnh nhân vẫn diễn tiến nặng cần cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Đặc biệt với trẻ em, nếu bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, lơ mơ, co giật, tím tái, khó thở,… cần đến bệnh viện gần nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
#sốt_xuất_huyết
#điều_trị_sốt_xuất_huyết_tại_nhà
Etiam porttitor magna at condimentum sollicitudin. Cras sit amet nisi et nunc elementum rutrum non eget dui.
In ullamcorper lectus congue sapien pulvinar, eget gravida metus vestibulum. Donec cursus velit vel urna rutrum tristique.
Sed scelerisque ante a lorem efficitur posuere sit amet ornare ante. Vestibulum hendrerit leo at libero bibendum, et eleifend odio dictum. Nunc porttitor metus vitae sapien blandit, ac imperdiet nisl euismod.
Donec dapibus mauris sodales tellus consectetur condimentum. Proin id erat dictum, maximus lorem eu, mattis tortor.
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut mauris magna, lacinia ac purus quis, rutrum bibendum leo sit amet.